Các hình thức giáo dục đào tạo và phát triển nhân sự tại Vinapharma-Group
(VOVTV) - Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng cạnh tranh và yêu cầu khắt khe, việc đầu tư vào giáo dục đào tạo và phát triển nhân sự trở thành một yếu tố then chốt giúp Vinapharma-Group duy trì và nâng cao vị thế cạnh tranh.
Nguồn nhân sự được hiểu là một bộ phận của lực lượng lao động, có khả năng đáp ứng những yêu cầu chuyên môn trong công việc, từ đó tạo ra năng suất và hiệu quả phát triển. Vì vậy, có thể nói giáo dục và phát triển nhân sự là một yếu tố quan trọng trong quản trị nguồn nhân lực thúc đẩy sự phát triển của mỗi công ty.
Bà Bùi Thị Phương Loan – Trưởng phòng Hành chính nhân sự Vinapharma-Group cho biết: "Một công ty lớn mạnh và thành công thì ngoài người lãnh đạo định hướng đúng, thì bên cạnh đó nhân sự có năng lực là một yếu tố có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển của các công ty nói chung, và đối với Vinapharma-Group nói riêng".
Tại sao nói giáo dục đào tạo và phát triển nhân sự lại có tầm quan trọng?
Trên đà phát triển, Vinapharma-Group đã có những quan điểm rõ ràng trong việc giáo dục và phát triển nhân sự trong quản trị nguồn lực như sau:
Tăng cường hiệu suất và năng suất: Đào tạo cung cấp cho nhân viên các kỹ năng và kiến thức cần thiết để thực hiện công việc một cách hiệu quả hơn. Điều này không chỉ giúp cải thiện chất lượng công việc mà còn làm tăng năng suất lao động.
Đáp ứng thay đổi và cải tiến: Trong môi trường kinh doanh liên tục thay đổi, việc cập nhật và nâng cao kỹ năng giúp nhân viên bắt kịp với các xu hướng mới và công nghệ hiện đại, từ đó duy trì tính cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tạo động lực và sự gắn bó: Đầu tư vào sự phát triển của nhân viên không chỉ thể hiện sự quan tâm của Vinapharma-Group đối với họ mà còn tạo ra động lực làm việc và nâng cao sự hài lòng. Nhân viên cảm thấy mình được trân trọng và có cơ hội thăng tiến, dẫn đến sự gắn bó lâu dài với tổ chức.
Tối ưu hóa quy trình và hiệu quả làm việc: Các chương trình Giáo dục đào tạo có thể giúp cải thiện quy trình làm việc và giảm thiểu lỗi lầm, từ đó tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của tổ chức.
Tăng cường sự sáng tạo và đổi mới: Khi nhân viên được trang bị kiến thức và kỹ năng mới, họ có khả năng đưa ra những ý tưởng sáng tạo và đổi mới. Điều này giúp doanh nghiệp phát triển sản phẩm và dịch vụ mới, cải tiến quy trình làm việc và bắt kịp với yêu cầu thị trường.
Các hình thức giáo dục đào tạo và phát triển nhân sự trong doanh nghiệp
Trong thực tế, có nhiều hình thức phân loại Giáo dục đào tạo khác nhau đó là:
Theo định hướng nội dung Giáo dục đào tạo:
Giáo dục Đào tạo định hướng công việc: là hình thức đào tạo về kỹ năng thực hiện 1 loại công việc nhất định. Khi người lao động chuyển sang doanh nghiệp khác vẫn có thể áp dụng những kỹ năng này.
Giáo dục Đào tạo định hướng doanh nghiệp: là hình thức đào tạo về cách thức giải quyết công việc, phương pháp làm việc điển hình trong doanh nghiệp. Khi người lao động sang doanh nghiệp khác chưa chắc đã phù hợp hoặc áp dụng được những kỹ năng được học.
Theo mục đích của nội dung Giáo dục đào tạo:
Giáo dục Đào tạo định hướng công việc: thường áp dụng cho nhân viên mới. Nội dung giáo dục đào tạo cung cấp thông tin, kiến thức, chỉ dẫn cho nhân viên mới về công nghiệp, doanh nghiệp, giúp nhân viên nhanh chóng thích nghi với điều kiện, cách thức làm việc trong doanh nghiệp mới.
Giáo dục Đào tạo kỹ năng giúp cho nhân viên có trình độ lành nghề và kỹ năng phù hợp để thực hiện công việc theo yêu cầu.
Giáo dục Đào tạo kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động/ phòng cháy chữa cháy, an toàn hóa chất, an toàn điện…: hướng dẫn cách thức thực hiện công việc với mục đích an toàn vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy nhằm ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra.
Giáo dục Đào tạo năng lực quản trị: mục đích nhằm giúp cho các nhà quản trị được tiếp xúc, làm quen với các phương pháp làm việc mới, nâng cao kỹ năng thực hành và kinh nghiệm tổ chức quản lý.
Theo cách thức tổ chức:
Giáo dục Đào tạo bên ngoài: cán bộ nhân viên được ra bên ngoài học, thoát ra khỏi công việc hàng ngày và chỉ tập trung cho hoạt động đào tạo. Phương pháp này thường có hiệu quả cao tuy nhiên số lượng học viên bị hạn chế.
Giáo dục Đào tạo vừa học vừa làm (tại chức): là người lao động vừa làm tại tổ chức và vừa đi học. Thông thường hoạt động học tập này sẽ áp dụng vào buổi tối.
On job education training (kèm cặp tại chỗ): là hình thức giáo dục đào tạo theo kiểu vừa học vừa làm, người có trình độ cao sẽ hướng dẫn người có trình độ lành nghề thấp. Quá trình học tập diễn ra ngay tại nơi làm việc.
Lớp cạnh xí nghiệp: thường áp dụng cho doanh nghiệp lớn có trung tâm giáo dục đào tạo ngay bên cạnh xí nghiệp. Những học viên tốt sẽ được tuyển chọn thẳng vào làm cho doanh nghiệp.
Theo đối tượng học viên:
- Giáo dục Đào tạo mới: áp dụng cho những người chưa có trình độ lành nghề.
- Giáo dục Đào tạo lại: áp dụng cho những lao động có kỹ năng, trình độ lành nghề nhưng cần đổi nghề do nhu cầu của doanh nghiệp.
Tin nổi bật
Tin Video