Văn hóa - Du lịch

Bình Dương xuất hiện linh vật Rồng độc đáo từ những chiếc lu

(VOVTV) - Hôm nay (24/), tại đường Hồ Văn Cống, phường Tương Bình Hiệp, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, nghệ nhân các lò lu đang hoàn thiện công đoạn cuối để hoàn chỉnh hai linh vật Rồng từ những chiếc lu đất với chiều dài mỗi con 29m.

Tác giả Thiên Lý/VOV TP.HCM
24/01/2024 17:27

Theo các nghệ nhân, những chiếc lu làm thân cho linh vật Rồng được nặn bằng tay, tạo hoa văn đắp nổi hình rồng. Sau đó, lu được nung bằng củi và sơn màu cổ điển. Vẩy rồng, râu rồng được khéo léo nặn đắp bằng đất và nung chín. 

Linh vật Rồng được đặt ở con đường chính vào UBND phường Tương Bình Hiệp, TP. Thủ Dầu Một (ảnh_ Thiên Lý).jpg

Linh vật Rồng được đặt ở con đường chính vào UBND phường Tương Bình Hiệp, TP. Thủ Dầu Một. Ảnh: Thiên Lý

Mô hình linh vật 2024 rất sáng tạo, giàu hình ảnh, ẩn chứa những thông điệp sâu sắc về làng nghề truyền thống, đó là làng nghề làm lu.

Với những thiết kế bảo đảm giá trị thẩm mỹ, công trình linh vật rồng tạo sự chú ý và thích thú trong dư luận. Vì vậy, dù chưa hoàn thiện nhưng hình ảnh linh vật Rồng ở Tương Bình Hiệp được mọi người chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Do đó, rất nhiều người đã tò mò tìm đến xem. 

Linh vật Rồng đang được hoàn thiện với chiều dài 29m_con (ảnh_ Thiên Lý).jpg

Linh vật Rồng đang được hoàn thiện với chiều dài 29m/con. Ảnh: Thiên Lý

Theo lãnh đạo UBND phường Tương Bình Hiệp, mô hình được địa phương vận động xã hội hóa để thực hiện. Sau khi phát động việc trang trí đường phố, các nghệ nhân làm lu đã đăng ký và cho ra hình linh vật ấn tượng. Đây cũng là cách để giới thiệu về nghề truyền thống làm lu của Tương Bình Hiệp nói riêng, làng nghề của Bình Dương nói chung. 

Thân mỗi con Rồng được lắp ráp bằng 36 chiếc lu in nổi hình rồng (ảnh_ Thiên Lý).jpg

Thân mỗi con Rồng được lắp ráp bằng 36 chiếc lu in nổi hình rồng (ảnh_ Thiên Lý).jpg

Bình Dương xuất hiện linh vật Rồng độc đáo từ những chiếc lu- Ảnh 4.

Vây rồng được nặn bằng đất sét. Ảnh: Thiên Lý

Bình Dương xuất hiện linh vật Rồng độc đáo từ những chiếc lu- Ảnh 5.

Đầu Rồng cungx được đắp nặn bằng đất sét, sau đó nung bằng lò củi. Ảnh: Thiên Lý

Công trình được thiết kế với hình thức phong phú, đa dạng, sử dụng các vật liệu truyền thống kết hợp hiện đại, tạo điểm nhấn đô thị nhưng không làm ảnh hưởng tầm nhìn của người tham gia giao thông./.

Ý kiến của bạn