Lăng kính

Bất cập giáo dục Việt Nam: Cấp 3 “cửa hẹp”, đại học “thênh thang”

(VOVTV) - Giáo dục Việt Nam những năm qua đạt được nhiều thành tích nhưng cũng tồn tại không ít bất cập. Ở cấp THPT, trước khi thi vào lớp 10 công lập, học sinh đã biết hơn 40% sẽ trượt. Trong khi đó, ở cấp Đại học, học sinh chưa thi tốt nghiệp THPT đã... đỗ đại học với đa dang các hình thức xét tuyển. Điều này, theo nhiều chuyên gia là đi ngược xu hướng giáo dục thế giới. Vậy nguyên nhân của thực trạng này do đâu và làm sao giải quyết bài toán này?

Tác giả Anh Vũ – Đức Thành – Lê Hải – Quốc Hùng
20/09/2023 08:11

Có một nghịch lý là ở cấp Đại học, nhiều học sinh có quyền lựa chọn các ngành học, trường học khác nhau thì trước đó chừng hơn 1 tháng, hàng trăm phụ huynh phải thức xuyên đêm xếp hàng trước nhiều cổng trường THPT để giành suất vào lớp 10 cho con.

Bất cập trong giáo dục tại Việt Nam đã và đang tồn tại nhiều năm qua. Để giải quyết bài toán này, theo các chuyên gia, bên cạnh việc chú trọng công tác quy hoạch thì cần có sự chỉ đạo thống nhất và xuyên suốt, rành mạch hơn trong hệ thống giáo dục.

Việc hơn 40% thí sinh thi vào lớp 10 công lập chưa thi đã biết trượt thì cánh cửa vào đại học lại mở ra ồ ạt. Việc "phổ cập" đại học đã và đang tồn tại hàng chục năm ở nước ta đã và đang tạo ra những hệ lụy cho xã hội, đặc biệt là về cơ cấu lao động. Đến bao giờ giải được bài toán về quy hoạch các trường học và rành mạch hóa hệ thống thì giáo dục Việt Nam mới có thể phát triển hơn trong tương lai.

Ý kiến của bạn