Văn hóa - Du lịch

Bảo tồn văn hóa tâm linh Lễ hội Kỳ yên Đình Bình Thủy - Cần Thơ

(VOVTV) - Ngày 24/1, tại Cần Thơ, quận Bình Thủy tổ chức Khai mạc Lễ hội Kỳ yên Hạ điền Đình Bình Thủy và Tuần lễ văn hóa - thể thao quận Bình Thủy năm 2024. Đây là một trong những lễ hội có bề dày lịch sử về văn hóa tâm linh của miền Tây Nam Bộ nói chung và Cần Thơ nói riêng.

Tác giả Nguyễn Đắc Hồng Phương/VOV ĐBSCL
24/01/2024 16:28

Lễ hội Kỳ yên Hạ Điền Đình Bình Thuỷ năm nay diễn ra trong 2 ngày 24 và 25/01/2024 (nhằm ngày 14 và 15 tháng Chạp Âm lịch). Trong dịp này, Ban Tổ chức các ngày lễ, kỷ niệm quận cũng tổ chức Tuần lễ văn hóa - thể thao năm 2024, gồm hoạt động Liên hoan Ca nhạc, ca cổ, tiểu phẩm Xuân và các giải thể thao. 

VOV - Lễ hội Kỳ yên Hạ điền Đình Bình Thuỷ năm nay diễn ra trong 2 ngày 24 và 25_01_2024 (nhằm ngày 14 và 15 tháng Chạp Âm lịch). .jpg

Lễ hội Kỳ yên Hạ điền Đình Bình Thuỷ năm nay diễn ra trong 2 ngày 24 và 25/01/2024 (ngày 14 và 15 tháng Chạp Âm lịch)

Ông Lê Phước Lợi, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Thủy chia sẻ, trước giờ khai mạc, bắt đầu từ 6 giờ ngày 14 tháng Chạp, nghi thức cúng Thần Nông đã được tiến hành trang trọng. Đến 12 giờ trưa là Thay khăn Sắc Thần, 14 giờ đến phần cúng Túc Yết. Sang ngày 15 tháng Chạp, 2 giờ sáng tiến hành cúng Chánh tế, 4 giờ 30 phút tế Sơn Quân và bế mạc lễ hội.

Về phần chuẩn bị lễ, ông Phạm Văn Quế, Trưởng Ban Trị sự Đình Bình Thủy cho biết, công tác chuẩn bị vật phẩm cúng tế, hương, đăng, trà, quả đã sẵn sàng từ nhiều ngày trước, cùng với nhạc lễ, học trò lễ, hương văn, hương lễ... Do có kinh nghiệm trong tổ chức Kỳ yên nên Ban Trị sự chuẩn bị rất chu đáo, đảm bảo lễ hội diễn ra thành công. 

VOV - Ông Nguyễn Văn Hiếu, Bí thư Thành ủy Cần Thơ thắp hương tưởng nhớ các bậc hiền tài đã khai hoang mở cõi vùng đất này.jpg

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Bí thư Thành ủy Cần Thơ thắp hương tưởng nhớ các bậc hiền tài đã khai hoang mở cõi vùng đất này

Ông Phạm Văn Quế cho biết thêm, hàng năm, tại Đình Bình Thủy, có 2 kỳ lễ hội lớn được tổ chức long trọng là Kỳ Yên Thượng Điền (được tổ chức vào các ngày rằm tháng 4 âm lịch) và Kỳ Yên Hạ Điền (được tổ chức vào các ngày rằm tháng 12 âm lịch). Vào hai kỳ Lễ hội, dân làng hội tụ về đây để cúng cầu cho mưa thuận gió hòa, nhớ ơn công đức tiền hiền, hậu hiền, có công khai hoang mở đất vùng này; tất cả các vị trăm quan, cựu thần qua các thời kỳ, nhất là vua Tự Đức phong sắc cho Đình Bình Thủy là Bổn Cảnh Thần Hoàng.

Trong Lễ hội Kỳ yên Đình Bình Thủy lớn nhất là lễ Kỳ yên Thượng Điền, với các lễ chính: Lễ đưa Sắc Thần du ngoạn, Lễ tế Thần Nông, Lễ Thay khăn Sắc Thần, Lễ Xây chầu - Đại bội, Lễ Chánh tế, Lễ Tôn Vương, Lễ tế Sơn Quân… Với những nét văn hóa độc đáo, đặc trưng, năm 2018, Lễ hội Kỳ yên Đình Bình Thủy đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Giữ gìn và phát huy giá trị tốt đẹp của Lễ hội Kỳ yên Đình Bình Thủy là giữ gìn nét sinh hoạt văn hóa tâm linh đặc sắc, góp phần khẳng định hơn nữa những giá trị truyền thống lâu đời của đất và người Cần Thơ. 

VOV - Những điệu múa tại Lễ hội mang đậm nét văn hóa tâm linh, cầu mưa thuận gió hòa và một mùa vụ bội thu .jpg

Những điệu múa tại Lễ hội mang đậm nét văn hóa tâm linh, cầu mưa thuận gió hòa và một mùa vụ bội thu

Đình Bình Thủy (Long Tuyền Cổ Miếu) là một công trình có giá trị về kiến trúc nghệ thuật cổ truyền của người Việt giai đoạn khai hoang miền Tây Nam Bộ. Đình được xây dựng vào năm 1844 và được vua Tự Đức phê sắc phong thần cho làng là Bổn Cảnh Thành Hoàng vào ngày 29 tháng 11 năm Nhâm Tý (1852).

Sau nhiều lần trùng tu sửa chữa, đầu thế kỷ XX, nhân dân cất lại đình như hiện nay - ngay tại vàm Bình Thủy, bằng gạch ngói và hoàn thành năm 1910. Đến năm 1989, Đình được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia. 

VOV - Lễ hội là dịp để dân làng Bình Thủy nói riêng, Cần Thơ nói chung hội tụ về đây thắp hương tưởng nhớ công đức tiền hiền, hậu hiền đã có công khai hoang mở đất vùng này.jpg

Lễ hội là dịp để dân làng Bình Thủy nói riêng, Cần Thơ nói chung hội tụ về đây thắp hương tưởng nhớ công đức tiền hiền, hậu hiền đã có công khai hoang mở đất vùng này

VOV - Người dân rất háo hức tham gia Lễ hội Kỳ yên Đình Bình Thủy, dâng những lễ vật thể hiện lòng thành với các vị trăm quan, cựu thần qua các thời kỳ, nhất là vua Tự Đức phong sắc cho Đình Bình Thủy.jpg

Người dân rất háo hức tham gia Lễ hội Kỳ yên Đình Bình Thủy, dâng những lễ vật thể hiện lòng thành với các vị trăm quan, cựu thần qua các thời kỳ, nhất là vua Tự Đức phong sắc cho Đình Bình Thủy

VOV - Năm 2018, Lễ hội Kỳ yên Đình Bình Thủy được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, chắc chắn Lễ hội sẽ được bảo tồn, giữ gìn đúng bản sắc, cổ lệ và.jpg

VOV - Năm 2018, Lễ hội Kỳ yên Đình Bình Thủy được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, chắc chắn Lễ hội sẽ được bảo tồn, giữ gìn đúng bản sắc, cổ lệ và.jpg

VOV - Sau nhiều lần trùng tu sửa chữa, đầu thế kỷ XX, nhân dân cất lại đình như hiện nay - ngay tại vàm Bình Thủy, bằng gạch ngói và hoàn thành năm 1910. Đến năm 1989, Đình được Bộ Văn hóa, Thể thao v.jpg

Sau nhiều lần trùng tu sửa chữa, đầu thế kỷ XX, nhân dân cất lại đình như hiện nay - ngay tại vàm Bình Thủy, bằng gạch ngói và hoàn thành năm 1910. Đến năm 1989, Đình được Bộ Văn hóa, Thể thao

Với bề dày lịch sử văn hóa tâm linh, cứ đến Lễ hội Kỳ yên Đình Bình Thủy, người dân Cần Thơ lại náo nức hưởng ứng nhiều hoạt động để tỏ lòng tôn kính bậc tiền nhân đã có công khai phá mở mang bờ cõi. Và Lễ hội này chắc chắn được bảo tồn, giữ gìn đúng bản sắc, cổ lệ và mãi là di sản văn hóa tiêu biểu của đất Tây Đô hôm qua – hôm nay và mãi về sau./.

Ý kiến của bạn