Khám phá

Bánh tẻ Phú Nghi - Thức quà dân dã từ thành cổ Sơn Tây

(VOVTV) - Bánh tẻ Phú Nhi không chỉ là món quà dân dã, giản dị, mang hương vị của trời, của đất, của tình người mà còn là nét văn hóa đặc trưng của người dân ở ngôi làng cổ trù phú xứ Đoài.

Tác giả PV / VOVTV
21/08/2021 17:07

Phú Nhi xưa vốn là một thôn cổ có từ cuối thế kỷ XIX, thuộc huyện Quảng Oai, trấn Sơn Tây, nay thuộc phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Ngôi làng nổi tiếng với thứ bánh dân dã ngon nức tiếng gần xa - bánh tẻ Phú Nhi.

Bánh tẻ Phú Nghi - Thức quà dân dã từ thành cổ Sơn Tây - Ảnh 1.

Bánh tẻ Phú Nghi - món quà dân dã, giản dị, mang hương vị của trời, của đất

Bánh tẻ Phú Nghi - Thức quà dân dã từ thành cổ Sơn Tây - Ảnh 2.

Nguyên liệu làm bánh gồm có: Gạo tẻ, thịt ba chỉ, hành khô, mộc nhĩ, lá dong tẻ. Tất cả các nguyên liệu đều được bà con chọn lọc kĩ lưỡng để tạo nên những chiếc bánh tẻ thơm ngon, đặc trưng của bánh tẻ xứ Đoài

Người Phú Nhi gắn bó với chiếc bánh tẻ trắng trong như là duyên nợ. Dù bao vật đổi sao dời, nhưng mọi công đoạn để làm ra tấm bánh truyền thống vẫn như ngày xưa. Bắt đầu là thứ gạo tẻ trắng ngần được người Phú Nhi cẩn thận lựa chọn.

Bánh tẻ Phú Nghi - Thức quà dân dã từ thành cổ Sơn Tây - Ảnh 3.

Để làm được những chiếc bánh ngon, nguyên liệu quan trọng nhất đó là phải chọn được mẻ gạo tẻ trắng ngần, hạt mẩy

Bánh tẻ Phú Nghi - Thức quà dân dã từ thành cổ Sơn Tây - Ảnh 4.

Gạo tẻ cần được ngâm 2 ngày, sau đó đem xay và ngâm tiếp trong 3 ngày. Khi đã đủ thời gian, bột được đem đun lên ở lửa nhỏ và quấy cho tới khi thành hỗn hợp nhuyễn dẻo, có độ dính như keo là được

Khi đã ngâm đủ thời gian, người thợ sẽ đem bột đun lên, quấy đều liên tục để tránh vón cục, cho đến khi đặc lại, có độ dính như keo là được. Khâu ráo bột cực kỳ quan trọng trong quá trình làm bánh, bánh có ngon hay không là nhờ vào chất lượng bột được ráo. Người Phú Nhi có bí quyết riêng trong khâu ráo bột nên bánh tẻ ở đây có hương vị khác biệt so với các làng khác.

Bánh tẻ Phú Nghi - Thức quà dân dã từ thành cổ Sơn Tây - Ảnh 5.

Bánh tẻ Phú Nghi - Thức quà dân dã từ thành cổ Sơn Tây - Ảnh 6.

Nhân của bánh tẻ không cầu kỳ, chỉ là chút thịt ba chỉ, mộc nhĩ, hành khô tất cả thái chỉ, băm nhỏ, rồi đem xào thêm chút mắm muối, hạt tiêu… nhưng cũng là cả một nghệ thuật mà người Phú Nhi đã đúc kết từ trăm năm nay

Người thợ làm bánh ở làng Phú Nghi chia sẻ, theo ông bà xưa truyền lại, cần phải gói bánh ngay trong khi bột đang còn ấm nóng mới ngon

Ở nước ta, có nhiều địa phương làm bánh tẻ. Có thể kể ra một số loại bánh tẻ nổi tiếng như bánh tẻ làng Chờ (Yên Phong, Bắc Ninh), bánh tẻ Phú Nhi (Sơn Tây, Hà Nội), bánh tẻ Văn Giang (Hưng Yên). Tuy nhiên, bánh tẻ Phú Nhi lại mang hương vị riêng không lẫn với các vùng miền khác.

Bánh tẻ Phú Nhi không bao giờ làm sẵn mà chỉ làm theo đơn đặt hàng. Chính vì vậy mà tấm bánh lúc nào cũng tươi ngon, nóng hổi. Càng dịp cuối năm, hoạt động sản xuất càng sôi động, nhu cầu đặt bánh tăng cao, mỗi ngày có gia đình làm từ 2.000 đến 4.000 chiếc bánh.

Bánh tẻ Phú Nghi - Thức quà dân dã từ thành cổ Sơn Tây - Ảnh 8.

Tấm bánh ở Phú Nhi lúc nào cũng tươi ngon, nóng hổi

Bánh tẻ Phú Nghi - Thức quà dân dã từ thành cổ Sơn Tây - Ảnh 9.

Càng dịp cuối năm, hoạt động sản xuất càng sôi động, nhu cầu đặt bánh tăng cao

Du khách ghé Sơn Tây mà không đến thăm Phú Nhi là như chưa cảm thấy hết hương vị của xứ Đoài. Chỉ là thứ quà quê chân chất mộc mạc mà ai cũng đem lòng cảm mến.

Bánh tẻ Phú Nghi - Thức quà dân dã từ thành cổ Sơn Tây - Ảnh 10.

Bởi vậy, từ bao đời nay, người làng Phú Nhi vẫn giữ phong tục dùng món bánh dân dã này làm quà tặng, quà biếu người thân, người xa xứ như lời nhắn nhủ luôn nhớ về cội nguồn, về hương vị truyền thống quê hương.

Ý kiến của bạn