Tin tức

Ba Chẽ: Vượt khó phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững

(VOVTV) - Mặc dù là huyện miền núi cao, đất có độ dốc lớn, sản xuất khó khăn, năm 2020, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Ba Chẽ đã đoàn kết thống nhất, khắc phục khó khăn và đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực.

Tác giả Vương Văn Cảnh / VOVTV
14/12/2020 04:41

Trên 80% dân số huyện Ba Chẽ là đồng bào dân tộc thiểu số. Huyện có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp 56.691ha, chiếm 93,4% tổng diện tích tự nhiên, trong đó diện tích đất rừng sản xuất là 48.844ha, đất phòng hộ là 7.847,2ha (đất có rừng là 6.420,3ha, đất trống là 1.426,8ha). 

Ba Chẽ thuần rừng, là vành đai xanh lớn và có con sông dài nhất vùng Đông Bắc bộ (150km) không bắt nguồn từ nước ngoài, vò nước sạch riêng của Việt Nam.

Ba Chẽ: Vượt khó phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững - Ảnh 1.

Toàn cảnh thị trấn Ba Chẽ

Tuy nhiên đến nay, kinh tế huyện vẫn phát triển chậm so với tốc độ phát triển kinh tế của các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh, có khoảng cách thu nhập, chênh lệch giàu, nghèo cao. Nhiều khó khăn đặc thù, bản thân huyện không thể khắc phục hết được; nhiều chỉ tiêu KT - XH của huyện đạt ở mức thấp xa so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh; thiếu nguồn lực phát triển; hạ tầng còn nhiều bất cập. 

Tỷ lệ hộ nghèo của huyện cao thứ hai trong tỉnh (34,7%) với tổng số 1.174 hộ nghèo. Thu nhập bình quân của người dân huyện 18 triệu đồng/người/năm (bằng 26% mức thu nhập bình quân của tỉnh); các hộ nghèo thu nhập khoảng 700.000 đồng/người/tháng. Trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực hạn chế, sản xuất kém phát triển...

Trong những năm gần đây, huyện đã có nhiều cố gắng phát huy nội lực, kêu gọi các nguồn lực đầu tư xây dựng nông nghiệp, nông thôn, song, tốc độ xây dựng nông thôn mới còn chậm, mới đạt 12/19 tiêu chí, 29/39 chỉ tiêu, còn 7 tiêu chí và 10 chỉ tiêu chưa đạt. 

Trên địa bàn huyện có nhiều tiềm năng, lợi thế, nhưng còn thiếu điều kiện khai thác phát huy để phát triển KT - XH.

Từ thực tế trên, huyện phải sớm khắc phục khó khăn hạn chế, thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ phát triển KT-XH, tránh tình trạng tụt hậu, khoảng cách xa so với các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và các huyện lân cận. Theo chỉ đạo của tỉnh, huyện đang xây dựng Đề án xoá đói, giảm nghèo để đưa vào thực hiện.

Giải pháp trước tiên tăng cường công tác tuyên truyền đến toàn thể nhân dân về ý chí tự lực tự cường vươn lên thoát nghèo, tổ chức thực hiện các chương trình truyền thông về định hướng giảm nghèo bền vững. 

Song song với đó, hỗ trợ xây dựng các công trình hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi, nước sinh hoạt tập trung - 3 mối quan tâm hàng đầu của người dân Ba Chẽ hiện nay. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tăng diện tích trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao trong nông nghiệp. 

Đồng thời sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để hỗ trợ cho nhân dân thoát nghèo như: Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn; Quyết định 755/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; Quyết định 33/2015/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo; nguồn lực từ chương trình xây dựng nông thôn mới, nguồn lực từ xã hội hoá…

Phát huy những thành tích đã đạt được, khắc phục những khó khăn, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Ba Chẽ tiếp tục phấn đấu, nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, quyết tâm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, xây dựng Ba Chẽ ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Ba Chẽ là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long 90km đường bộ.

Phía Bắc giáp huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp huyện Hoành Bồ và thành phố Cẩm Phả; phía Đông giáp huyện Tiên Yên; phía Tây giáp huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

Ba Chẽ có diện tích tự nhiên 60.855,56 ha (chiếm 10% diện tích toàn tỉnh). Địa hình núi cao. Núi non trùng điệp chia cắt đất đai thành nhiều vùng nhỏ. Cao nhất là núi Khau Giang cao trên 900m ở phía tây huyện.

Trên 80% dân số huyện Ba Chẽ là đồng bào dân tộc thiểu số. Huyện có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp 56.691ha, chiếm 93,4% tổng diện tích tự nhiên, trong đó diện tích đất rừng sản xuất là 48.844ha, đất phòng hộ là 7.847,2ha (đất có rừng là 6.420,3ha, đất trống là 1.426,8ha). 

Ba Chẽ thuần rừng, là vành đai xanh lớn và có con sông dài nhất vùng Đông Bắc bộ (150km) không bắt nguồn từ nước ngoài, vò nước sạch riêng của Việt Nam.

Tuy nhiên đến nay, kinh tế huyện vẫn phát triển chậm so với tốc độ phát triển kinh tế của các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh, có khoảng cách thu nhập, chênh lệch giàu, nghèo cao. Nhiều khó khăn đặc thù, bản thân huyện không thể khắc phục hết được; nhiều chỉ tiêu KT - XH của huyện đạt ở mức thấp xa so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh; thiếu nguồn lực phát triển; hạ tầng còn nhiều bất cập. 

Tỷ lệ hộ nghèo của huyện cao thứ hai trong tỉnh (34,7%) với tổng số 1.174 hộ nghèo. Thu nhập bình quân của người dân huyện 18 triệu đồng/người/năm (bằng 26% mức thu nhập bình quân của tỉnh); các hộ nghèo thu nhập khoảng 700.000 đồng/người/tháng. Trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực hạn chế, sản xuất kém phát triển...

Trong những năm gần đây, huyện đã có nhiều cố gắng phát huy nội lực, kêu gọi các nguồn lực đầu tư xây dựng nông nghiệp, nông thôn, song, tốc độ xây dựng nông thôn mới còn chậm, mới đạt 12/19 tiêu chí, 29/39 chỉ tiêu, còn 7 tiêu chí và 10 chỉ tiêu chưa đạt. Trên địa bàn huyện có nhiều tiềm năng, lợi thế, nhưng còn thiếu điều kiện khai thác phát huy để phát triển KT - XH.

Từ thực tế trên, huyện phải sớm khắc phục khó khăn hạn chế, thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ phát triển KT-XH, tránh tình trạng tụt hậu, khoảng cách xa so với các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và các huyện lân cận. Theo chỉ đạo của tỉnh, huyện đang xây dựng Đề án xoá đói, giảm nghèo để đưa vào thực hiện.

Giải pháp trước tiên tăng cường công tác tuyên truyền đến toàn thể nhân dân về ý chí tự lực tự cường vươn lên thoát nghèo, tổ chức thực hiện các chương trình truyền thông về định hướng giảm nghèo bền vững. Song song với đó, hỗ trợ xây dựng các công trình hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi, nước sinh hoạt tập trung - 3 mối quan tâm hàng đầu của người dân Ba Chẽ hiện nay. 

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tăng diện tích trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao trong nông nghiệp. 

Đồng thời sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để hỗ trợ cho nhân dân thoát nghèo như: Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn; Quyết định 755/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; Quyết định 33/2015/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo; nguồn lực từ chương trình xây dựng nông thôn mới, nguồn lực từ xã hội hoá…

Phát huy những thành tích đã đạt được, khắc phục những khó khăn, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Ba Chẽ tiếp tục phấn đấu, nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, quyết tâm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, xây dựng Ba Chẽ ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Ý kiến của bạn