Ăn sao cho đúng & câu chuyện về cách ăn theo góc nhìn khoa học
(VOVTV) - Để hiểu điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu về quá trình xử lý thức ăn nhé!
Bạn có biết:
Dạ dày - nhà máy sơ chế
Là nơi lưu trữ, nhào trộn và tiêu hóa thức ăn. Dạ dày tiết ra dịch vị (do tuyến vị trong dạ dày tiết ra) bao gồm các thành phần như enzyme pepsin lipase và axit clohydric (HCl) giúp tiêu hóa thức ăn, tiêu diệt vi khuẩn.
Quá trình biến đổi sơ cấp trong vòng 1- 2 giờ tạo ra một hỗn hợp chất lỏng để chuẩn bị đưa xuống ruột non.
Nếu cách ăn không đúng, dạ dày của bạn rất dễ bị tổn thương. Đừng ăn quá nhanh và nhớ nhai thật kỹ nhé!
Tá tràng - nhà máy hóa chất
Tá tràng chỉ dài khoảng 25cm nhưng đóng vai trò rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa của chúng ta. Tại đây khối thức ăn lỏng ở dạ dày được trộn với các enzyme tiêu hóa của tụy và mật tiết ra từ gan.
Đây là một quá trình đầy thú vị, bất cứ một rối loạn nào đó ở quá trình này cũng có thể khiến cơ thể suy dinh dưỡng và thiếu chất.
Khi ăn xong nhớ đừng nằm ngay mà hãy đi lại để giúp tá tràng được vận động trơn chu
Ruột non - nhà máy ủ và lọc
Thức ăn sau khi đã thấm và trộn đều với các ezym ở tá tràng bắt đầu quá trình phân cắt lên men thành các phân tử nhỏ để hấp thu.
Đấy là lý do tại sao ruột non lại dài đến thế, khoảng 5-9m với các mạch máu, mao mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột ( thật đáng kinh ngạc tổng diện tích bề mặt bên trong của ruột non đạt tới 400-500m2).
Không nên ăn quá nhiều loại thức ăn trong một bữa. Điều này giúp ruột non có thể hấp thu tốt hơn bạn nhé!
Đại tràng - nhà máy xử lý rác thải
Với chiều dài khoảng 1,5m cùng với hệ vi khuẩn phong phú. Điều thú vị của đại tràng chính là hệ vi khuẩn cộng sinh Escherichia coli, Enterobacter aerogenes, Bacteroides fragilis...
Các vi khuẩn này sử dụng một số chất trong ruột như: vitamin C, cholin, vitamin B12 làm chất dinh dưỡng. Nhưng ngược chúng có thể tổng hợp nên một số chất khác như: vitamin K, acid folic, các vitamin nhóm B cung cấp cho cơ thể chúng ta
Không những thế những vi khuẩn này cũng tạo ra một số chất như: NH3, histamin, tyramin... từ các acid amin còn sót lại.
Cuối cùng là đừng dùng kháng sinh bừa bãi khiến cơ thể mất cân bằng hệ sinh thái này bạn nhé!
Bs. Lương Hoài Linh
Tin nổi bật
Tin Video