Thời sự

75 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên: Ý nghĩa lịch sử vẫn vẹn nguyên giá trị

(VOVTV) - Sau thành công của Cách mạng tháng 8, Việt Nam tiến hành cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên. Trải qua 75 năm, giá trị lịch sử của ngày này vẫn còn vẹn nguyên khi đây là lần đầu tiên người dân Việt Nam được nắm quyền làm chủ chính vận mệnh của mình.

Tác giả Thảo Trang / VOVTV
06/01/2021 16:56

Ngày 6/1/1946 là ngày có ý nghĩa lịch sử quan trọng của Việt Nam. Đây là ngày đánh dấu sự ra đời của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Ngày tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta. 

Cách đây 75 năm, lần đầu tiên người dân Việt Nam được cầm trên tay lá phiếu, trực tiếp bầu chọn người tài để gánh vác việc nước. Cuộc bầu cử được tiến hành theo nguyên tắc dân chủ. Không phân biệt giới tính, dân tộc, giàu nghèo, tôn giáo, cứ hễ là người Việt Nam thì sẽ có quyền bầu cử.

Tổng tuyển cử đầu tiên: Ý nghĩa lịch sử vẫn vẹn nguyên giá trị  - Ảnh 1.

Nhân dân Hà Nội bỏ phiếu bầu đại biểu quốc hội khóa I, ngày 6//1946. Ảnh tư liệu

Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta diễn ra khi nhân dân ta mới thoát ra khỏi "xiềng xích nô lệ", cuộc sống nhân dân đầy khó khăn. Tuy nhiên, quyết định tổ chức cuộc Tổng tuyển cử cũng như việc tiến hành thành công sự kiện này chính là quyết định vô cùng sáng suốt của Đảng, khẳng định được chủ trương, đường lối đúng đắn.

Kết quả, đã có 90% cử tri đi bỏ phiếu và bầu được 333 đại biểu. Trong đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người có số phiếu bầu cao nhất, hơn 98%. Từ đó, Việt Nam có một hệ thống chính quyền hoàn chỉnh về danh nghĩa, pháp lý để đại diện cho Việt Nam trên trường quốc tế. 

Tổng tuyển cử đầu tiên: Ý nghĩa lịch sử vẫn vẹn nguyên giá trị  - Ảnh 2.

Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I – Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946, tại Nhà hát lớn Hà Nội. Ảnh tư liệu

Phát biểu trong kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa I, Bác Hồ nói:"... kết quả của sự hy sinh, tranh đấu của tổ tiên ta, nó là kết quả của sự đoàn kết anh dũng phấn đấu của toàn thể đồng bào Việt Nam, sự đoàn kết của toàn thể đồng bào không kể già trẻ, lớn bé, gồm tất cả các tôn giáo, tất cả các dân tộc trên bờ Việt Nam đoàn kết chặt chẽ thành một khối hy sinh không sợ nguy hiểm tranh lấy nền độc lập cho Tổ quốc..". (Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, Hà Nội 2011, tập 4, trang 216).

Ý kiến của bạn